Những câu hỏi liên quan
Pipi Popo
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 7 2019 lúc 21:26

Bối cảnh lịch sử

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945), Đảng đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị giành chính quyền trải qua các cao trào cách mạng như:

Một là, cao trào cách mạng (1930 - 1931) mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào đấu tranh của Nhân dân ta trong những năm 1930 - 1931 tuân theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cho thấy trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.

Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò và năng lực của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đã hình thành trong thực tế khối liên minh công nông và phát huy sức mạnh của khối liên minh đó. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hai là, cao trào vận động dân chủ (1936 - 1939)

Trong thời gian này tình hình thế giới có những diễn biến đáng chú ý. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Italia và Đức, sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã trực tiếp đe dọa hòa bình, dân chủ và tiến công vào phong trào cách mạng thế giới...

Ở Việt Nam, vào cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ thoái trào. Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ quan Trung ương, các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như không có đường ra. Cách mạng đứng trước thử thách lớn.

Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939. Cao trào này thật sự là phong trào cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.

Ba là, cao trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Cách mạng Tháng Tám thành công

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, giữ vững liên hệ với quần chúng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (6-11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã đề ra mục tiêu đánh đổ đế quốc, giành độc lập hoàn toàn.

Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương - Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt Nam (ở Lào và Campuchia có mặt trận riêng). Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Tháng 8-1943, căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ địa Cao Bằng được nối liền và sau đó phát triển thành Khu giải phóng Việt Bắc. Từ căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1943, phong trào đô thị cũng được đẩy mạnh.

Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù chung. Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

1.2. Diễn biến và kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang nội dung chính trị. Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ ngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bình luận (1)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 7 2019 lúc 21:26

Ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.6 (xuất bản lần thứ hai) tr. 159).

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 7 2019 lúc 21:27

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Khách quan: Nhật đầu hàng đồng minh (15/8/1945), đây là thời cơ “ngàn năm có một”.

- Chủ quan: lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng, lệnh Tổng khởi nghĩa được phát động trong cả nước.

*Diễn biến:

- Ngày 16 - 8 - 1945, một đơn vị Giải phóng tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

- Ngày 17 - 8 - 1945, quần chúng Hà Nội tổ chức mít tinh, thể hiện sự ủng hộ chính quyền cách mạng.

- Ngày 18 - 8 - 1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền.

- Ngày 19 - 8 - 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

- Ngày 23 - 8 - 1945, giành chính quyền ở Huế.

- Ngày 25 - 8 - 1945, giành chính quyền ở Sài Gòn.

- Ngày 28 - 8 - 1945, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành chính quyền muộn nhất.



Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 6 2019 lúc 3:40

Đáp án D

Bình luận (0)
Mathmaxluck_9999
Xem chi tiết
Giang Giang
14 tháng 12 2021 lúc 12:54

Bình luận (0)
Mathmaxluck_9999
Xem chi tiết
qlamm
14 tháng 12 2021 lúc 13:22

c

Bình luận (0)
ĐINH THỊ HOÀNG ANH
14 tháng 12 2021 lúc 13:23

C

Bình luận (0)
Nghĩa Phan
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Mọt
3 tháng 4 2020 lúc 20:17

2. Năm 1515 ở Tam Đảo diễn ra sự kiện gì?

A. Khởi nghĩa Phùng Chương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
3 tháng 4 2020 lúc 20:17

2. Năm 1515 ở Tam Đảo diễn ra sự kiện gì?

A. Khởi nghĩa Phùng Chương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Tuyết Như
3 tháng 4 2020 lúc 21:19

A

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đăng Đào
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh tú
10 tháng 4 2016 lúc 10:23

Câu1 : Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán dảo Sơn Trà ( Đà Nẵng )

Bình luận (0)
Đăng Đào
10 tháng 4 2016 lúc 16:13

hehe

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 1 2019 lúc 10:13
Bình luận (0)
Nhân Phan
Xem chi tiết